Cà phê từ xưa đến nay được biết đến là thức uống được ưa chuộng của người Việt. Nhâm nhi một tách cà phê vào buổi sáng đã là thói quen của rất nhiều người. Nhưng liệu bạn đã biết những loại cà phê phổ biến hay chưa? Dưới đây hãy cùng tham khảo bài tổng hợp các loại cà phê có ở Việt Nam.
Cà phê Arabica
Là một trong những loại cà phê phổ biến nhất trên Thế giới, Arabica cũng được trồng và sử dụng khá nhiều ở Việt Nam. Loại cà phê này được trồng phổ biến tại tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên. Ngoài ra, còn được trồng ở một số huyện tại Sơn La với độ cao cao 1300 – 1500m so với mực nước biển. Ngoài ra, chúng thích hợp khi trồng ở những vùng có nhiệt độ từ 15 – 24 độ C.
Hạt cà phê Arabica có khuôn hơi dài so với những loại hạt cà phê khác. Loại hạt này sẽ cho ra những giọt cà phê có màu nâu nhạt, một chút vị đắng xen lẫn với vị chua nhẹ nhẹ. Hòa quyện chúng sẽ giúp cho hương vị của tách cà phê nhẹ nhàng, thanh tao.
Cà phê Cherry (cà phê mít)
Với đặc tính thích nghi trên những vùng đất khô cằn, đầy nắng, gió, loại cà phê cherry được trồng ở các vùng đất Cao Nguyên. Hạt cà phê có màu óng, chúng có lớp vỏ sáng bóng bên ngoài mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng.
Bởi vậy, hương vị của loại cà phê cherry này có những điểm vô cùng khác lạ so với các loại cà phê khác. Mùi thơm của chúng thoang thoảng như mùi mít mật kết hợp với vị chua nhẹ để hòa quyện thành ly cà phê có vị nhẹ nhàng không đắng gắt. Điều này đã chinh phục được niềm yêu thích của phái nữ.
Cà phê Culi
Cà phê Culi được trồng khá nhiều ở Việt Nam, chúng còn được gọi là cà phê Bi hay Peaberry. Hạt cà phê này có dạng hình tròn và có lượng cafein cao hơn nhiều so với các loại hạt khác. Bởi vậy, hạt cà phê sẽ có vị đắng cao hơn so với loại Robusta và màu nước khi pha cũng sẽ có màu đậm hơn.
Hương vị của loại cà phê này thơm đậm, khiến cho những người thích vị đắng, thơm nồng sẽ rất thích. Loại hạt này thường được chế tạo thành những loại cà phê có tiêu chí giữ lại nhiều hơn hương vị tinh khiết mà cà phê cung cấp.
Cà phê Robusta
Loại cà phê trồng khá nhiều ở các vùng nhiệt đới thích hợp với nhiệt độ từ 24 – 29 độ C. Cà phê Robusta theo đánh giá của những chuyên gia thì vị chúng hơi gắt. Nên cà phê này thường được chế biến kết hợp với những loại cà phê khác như Arabica với tỉ lệ khác nhau. Ngoài ra, đã được phân bố ở rất nhiều trong những thương hiệu nổi tiếng về cà phê của Việt Nam và trên Thế giới.
Cà phê Moka
Loại cà phê này được trồng nhiều trên các vùng đất như Đà Lạt, Lâm Đồng. Nhưng diện tích trồng cà phê khá ít bởi chúng cần chăm sóc tỉ mỉ hơn những loại cà phê khác. Chúng là loại cà phê sinh trưởng nhạy cảm hơn những loại cà phê khác vì hay gặp sâu bệnh nên để thu hoạch cần rất nhiều công sức. Loại cà phê này có hương thơm nồng nàn, quyến rũ và có mùi vị đặc trưng khi chúng trải qua giai đoạn rang, xay.
Trên đây là những thông tin tổng hợp các loại cà phê có ở Việt Nam. Bạn đọc nên thêm khảo để có thể trải nghiệm nhiều hơn các loại cà phê này. Có thể thưởng thức tại những thương hiệu lớn trên thị trường Việt Nam và Quốc tế.