Sau khi được thu hoạch, những hạt cà phê phải trải qua quy trình sản xuất và chế biến vô cùng phức tạp và đảm bảo trước khi có thể mang đến cho người dùng những ly cà phê thơm ngon nhất.
Quy trình chế biến là quy trình vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cà phê. Phương pháp chế biến cà phê khác nhau sẽ mang đến những ly cà phê độc đáo riêng biệt. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 phương pháp chế biến cà phê thông dụng hiện nay.
Xem thêm: Rang cafe | Dịch vụ rang gia công cà phê giá rẻ HCM – Hà Nội
Phương pháp chế biến khô tự nhiên
Phương pháp chế biến này là một phương pháp truyền thống, có từ lâu đời và rất dễ thực hiện. Các nước sử dụng phương pháp chế biến này thường có khí hậu khô nóng, nhiều nắng như Brazil, Ethiopia, hay vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
Những hạt cà phê chín đỏ sau khi được thu hoạch sẽ được giữ nguyên vỏ và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài khoảng vài tuần. Người ta thường đẩy nhanh quá trình phơi khô bằng cách sử dụng quạt hơi nóng, biện pháp này cũng là giải pháp cho những ngày thời tiết không thuận lợi.
Vì là phương pháp chế biến tự nhiên nên quá trình chuyển đổi trong hạt cà phê diễn ra từ từ giúp hạt cà phê trở nên đậm vị, có vị mật ngọt và sẽ bớt chua hơn.
Phương pháp chế biến này cũng mang đến một số nhược điểm như chất lượng hạt cà phê không đồng nhất do độ chiếu sáng của mặt trời không đồng đều và mất nhiều thời gian để phơi khô.
Phương pháp chế biến ướt
Phương pháp chế biến ướt là phương pháp rất phổ biến đối với loại cà phê Arabica. Hạt cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được tách lớp khỏi lớp vỏ và lớp thịt cà phê. Hạt cà phê sau khi được xay nát bằng máy xay chuyên dụng sẽ được đem đi ủ để loại bỏ các chất không cần thiết là các chất nhầy bên ngoài lớp vỏ trấu.
Thời gian ủ cà phê sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị của cà phê, càng ủ lâu vị chua của cà phê càng đậm. Thời gian ủ thường là từ 12 tiếng đến 6 ngày. Sau khi lên, cà phê sẽ được rửa sạch và sấy khô.
Ưu điểm của phương pháp này là cà phê có vị chua thanh, chất lượng cà phê vượt trội, đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có nhược điểm là cần nhiều nước, nếu để cà phê ngâm quá lâu trong nước sẽ dẫn đến lên men.
Phương pháp chế biến mật ong
Phương pháp chế biến mật ong hay phương pháp chế biến bán ướt, đây là phương pháp được sử dụng nhiều ở các nước Trung Mỹ và có nguồn gốc từ Costa Rica. Phương pháp này chỉ được chế biến với những hạt cà phê đã chín vì chỉ những hạt cà phê đã chín mới có đủ lượng đường để chế biến theo phương pháp này.
Đầu tiên lớp vỏ cà phê sẽ được bóc hoàn toàn sau đó được phơi dưới ánh nắng mặt trời, điều kiện nhiệt độ và thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hạt cà phê. Do lớp cơm của hạt cà phê có độ sệt nên người ta gọi là phương pháp chế biến mật ong, không phải những hạt cà phê được tẩm mật ong trong quá trình chế biến.
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 3 phương pháp chế biến cà phê thông dụng hiện nay. Mỗi phương pháp chế biến lại mang đến những hạt cà phê khác nhau với hương vị độc đáo riêng biệt. Qua bài viết này, chúng tôi mong bạn có thể hiểu rõ hơn về những phương pháp chế biến cà phê thông dụng.